Dịp Tết Tân Sửu 2021, Ban Quản lý ATTP thành lập 11 đoàn kiểm tra chuyên ngành để tăng cường kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các thực phẩm giả, kém chất lượng, đặc biệt là nhóm mặt hàng thực phẩm tết ở cả thời điểm trước, trong Tết Nguyên đán Tân Sửu để hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm.

THANH TRA VÀ XỬ PHẠT 2021

THANH TRA VÀ XỬ PHẠT 2021

Kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội Xuân 2021, đặc biệt là các sản phẩm/nhóm sản phẩm sử dụng nhiều trong dịp tết Nguyên đán và trong các Lễ hội như: thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm, thực phẩm đông lạnh nhập khẩu… và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm, kiểm soát không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là ngộ độc tập thể, ngộ độc rượu do methanol.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát ATTP đối với các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và kinh doanh dịch vụ ăn uống tập trung trên địa bàn. Kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện ATTP, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (thuộc đối tượng phải cấp).

Qua kiểm tra 583 cơ sở (đợt 1 bao gồm: 90 cơ sở sản xuất thực phẩm, 382 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 111 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống), Ban Quản lý ATTP đã phát hiện 20 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, xử phạt 13 cơ sở với tổng số tiền phạt 154.580.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn 01 cơ sở, buộc chuyển mục đích sử dụng 272 kg thịt heo, đang tiếp tục xử lý 07 trường hợp còn lại.

Đặc biệt, đoàn kiểm tra Ban QLATTP đã tiến hành kiểm tra đột xuất 01 cơ sở kinh doanh thịt và các sản phẩm từ thịt do phát hiện có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra ghi nhận cơ sở không có giấy đăng ký kinh doanh, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ với tổng khối lượng 5.594 kg. Ban QLATTP đang tiếp tục xử lý cơ sở này theo đúng quy định pháp luật.

Các Đoàn kiểm tra của Ban QLATTP thực hiện kiểm nghiệm nhanh 2.492 mẫu thực phẩm. Kết quả: 07 mẫu không đạt.

Ngoài ra, Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã tham gia đoàn công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố, kiểm tra 761 lượt xe, có 05 lượt xe vi phạm, đã xử phạt 02 trường hợp với số tiền 30.500.000 đồng, Tang vật vi phạm: 60 con gà con giống 01 ngày tuổi; Vịt thịt 1985; Gà lông 3 con; Sản phẩm động vật (thịt heo): 118 kg; 103 kg lòng bò. Tham gia phối hợp với đoàn kiểm tra của tuyến huyện kiểm tra 14 cơ sở, có 03 cơ sở vi phạm, đã xử phạt 02 cơ sở với số tiền 40.500.000 đồng.

Trong quá trình kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong bảo đảm an toàn thực phẩm.

Các đoàn kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, hàng giả, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về ghi nhãn hoặc có các vi phạm khác về an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường; ngăn chặn và xử lý nghiêm việc quảng cáo thực phẩm vi phạm. Không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện sửa chữa, khắc phục đạt yêu cầu.

Triển khai kiểm tra trước, trong, sau Tết và mùa Lễ hội Xuân 2021, bảo đảm đúng tiến độ theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm Thành phố. Hoạt động kiểm tra phải bảo đảm tuân thủ tuyệt đối về phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin với các địa phương khác nhằm kịp thời ngăn chặn thực phẩm không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường; thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Tuyên truyền, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn ISO, HACCP, Vietgap, Globalgap, tham gia Chuỗi thực phẩm an toàn…